“Việt Nam – Độc lập, tự cường”

Đăng ngày 31 - 08 - 2020
100%

Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, Trưng bày chuyên đề “Việt Nam – Độc lập, tự cường” giới thiệu đến công chúng về ý chí quyết tâm, quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ của cả dân tộc để xây dựng Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự cường.

20200831-m01.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn chụp anh lưu niệm với các đại biểu tại Trưng bày 
 
Thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 30/8, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề cấp quốc gia "Việt Nam – Độc lập, tự cường", nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2020) và ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020).
 
Các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến dự và cắt băng khai mạc Trưng bày chuyên đề.
 
Với hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, Trưng bày chuyên đề “Việt Nam – Độc lập, tự cường” giới thiệu đến công chúng về ý chí quyết tâm, quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ của cả dân tộc Việt Nam để xây dựng Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự cường.
 
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, 75 năm qua, Việt Nam đã giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Trưng bày chuyên đề chia làm 5 phần: Đường tới độc lập, tự do; “Kháng chiến kiến quốc” (1945 - 1954); Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khói lửa chiến tranh (1954 – 1975); Xây dựng lại đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 -1986); Đổi mới, hội nhập và phát triển (1986 – 2020).
 
 “Đường tới độc lập, tự do” điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của Cách mạng Việt Nam từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Điểm nhấn của trưng bày là sau khi thành lập vào năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đi đến thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay Nhân dân.
 
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân, phátxít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.
 
"Kháng chiến kiến quốc" (1945 - 1954), giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật thể hiện giai đoạn vô cùng khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, những đối sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, từng bước đưa đất nước ta ra khỏi vòng hiểm nguy, giữ vững quyền tự do, độc lập. Trong giai đoạn (1945 – 1954), Đảng lãnh đạo Nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế chống thực dân Pháp. Nêu cao tinh thần độc lập, tự do, quyết chiến, quyết thắng "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" nhất tề đứng lên lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, giành những thắng lợi vẻ vang, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954.
 
20200831-m02.jpg
 Đồng chí Võ Văn Thưởng và các đại biểu  tham quan trưng bày 
 
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khói lửa chiến tranh (1954 – 1975), sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng; ở miền Nam, đế quốc Mỹ từng bước phá hoại Hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tại miền Bắc, Nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu để khôi phục kinh tế - xã hội, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và hoàn thành vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Ở miền Nam, Nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 
Phần IV gồm những tư liệu hình ảnh giới thiệu quá trình xây dựng lại đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 -1986). Sau ngày giải phóng, cả nước bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định sản xuất. Các lĩnh vực của đời sống xã hội được tăng cường đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp được quan tâm xây dựng. Dù gặp nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, nhưng trong vòng 10 năm (1975-1985), đất nước đã đạt được những thành tựu bước đầu.
 
Hòa bình chưa được bao lâu, Việt Nam lại phải đối mặt với thù trong, giặc ngoài. Với tinh thần độc lập, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh ngoại xâm quy mô lớn ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.
 
Đổi mới, hội nhập và phát triển (1986 – 2020), tập trung giới thiệu đường lối Đổi mới được đề ra tại Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản, có tính quyết định trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt, vị thế của đất nước, kinh tế tăng trưởng, văn hóa phát triển, xã hội ngày càng trở nên năng động và có những bước chuyển mình kỳ diệu, quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm. Sự chuyển đổi đã giải phóng lực lượng sản xuất, khơi dậy và phát huy được nguồn lực của các thành phần kinh tế, mở ra cơ hội phát triển cho các ngành nghề - lĩnh vực, cơ hội làm giàu cho mỗi người Việt Nam, vì sự phồn vinh của đất nước.
 
Phát huy thế và lực của đất nước sau khi thực hiện Đổi mới, Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đặt ưu tiên cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội ngày một khởi sắc, đời sống Nhân dân được nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng đảm bảo, vị thế quốc gia trên trường quốc tế ngày một tăng cao.
 
Nhân dịp này, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam trưng bày một số bộ sưu tập tem về chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” gồm 320 phơi tem với hàng ngàn mẫu tem và vật phẩm bưu chính./.

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Đổi mới, sáng tạo sẽ là câu chuyện chính của xuất bản(25/03/2024 8:34 SA)

    Hội nghị triển khai công tác ngành In 2024(25/03/2024 8:31 SA)

    Phát động Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam" năm 2024(21/03/2024 8:32 SA)

    Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quý I năm 2024 (19/03/2024 2:20 CH)

    Báo chí là dòng thông tin chủ lực, quan trọng trên mặt trận thông tin(19/03/2024 7:01 SA)

    Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024(19/03/2024 6:55 SA)

    Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản...(19/03/2024 6:53 SA)

    Tuyên truyền đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho...(19/03/2024 6:50 SA)

    Tuyên truyền Luật Lý lịch tư pháp QH12(19/03/2024 6:46 SA)

    Những điểm mới của hạ tầng viễn thông Việt Nam trong năm 2030(15/03/2024 6:42 SA)

    Viện Chiến lược phải cầm nhịp, phải là tổng chỉ huy các chiến lược của Bộ TT&TT(15/03/2024 6:40 SA)

    Đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn, 50.000 thuê bao lừa đảo mỗi tháng(15/03/2024 6:39 SA)

    Người đứng đầu DN phải phải thực hiện nghiêm công tác quản lý, ngăn chặn triệt để tình trạng Sim rác(15/03/2024 6:38 SA)

    Ban hành Thông tư quy định cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng TTĐT của cơ quan nhà nước(14/03/2024 6:48 SA)

    Đề xuất quy định về hoạt động bán buôn trong viễn thông(11/03/2024 6:44 SA)

    Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội gửi thư hưởng ứng cuộc thi viết thư quốc tế UPU(04/03/2024 6:47 SA)

    °
    117 người đang online