Bộ TT&TT tổ chức hội nghị quản lý nhà nước về bưu chính năm 2023

Sáng ngày 27/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị "Quản lý nhà nước về bưu chính tại địa phương năm 2023". Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua truyền hình trực tuyến.

 

hoi-nghi-giao-ban-bc-27062023.jpg

                                                             Ngành Bưu chính đạt được những thành tựu hết sức đáng khích lệ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong 06 tháng đầu năm 2023, với sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ TT&TT, sự phối hợp hiệu quả của các Sở TT&TT, ngành Bưu chính đã đạt được những thành tựu hết sức đáng khích lệ, duy trì tốc độ phát triển chung của toàn lĩnh vực bưu chính.

Về nền tảng địa chỉ số, có 21 Tỉnh/thành phố đã nhận bàn giao toàn bộ dữ liệu địa chỉ số, bao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Nai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Điện Biên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Lào Cai, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Hải Dương. Tỉnh Quảng Ninh và Thái Bình nhận bàn giao một phần. Tổng số địa chỉ số cần bàn giao trên cả nước là 23.302.330 địa chỉ. Tổng số địa chỉ số đã bàn giao trên cả nước là 7.100.992 địa chỉ.

Về triển khai Quyết định 1034 và Quyết định 350 tại địa phương (thời gian từ 8/2022 đến tháng 6/2023): Theo đó, số lượng tài khoản active là 5.420.681 tài khoản (Vỏ sò: 2.245.877, Postmart: 3.174.804); Số lượng tài khoản người bán active: 4.294.832 tài khoản (Vỏ sò:1.530.215, Postmart: 2.764.617); Số lượng tài khoản người mua active: 1.125.849 tài khoản (Vỏ sò: 715.662, Postmart: 410.187

Tổng số loại sản phẩm OCOP lên sàn là 7.637 sản phẩm (Vỏ sò: 3.512, Postmart: 4.125); Tổng số giao dịch qua sàn là 987.495 giao dịch (Vỏ sò: 173.745; Postmart: 813.750); Tổng giá trị giao dịch qua sàn là 217,1 tỷ (Vỏ sò: 69,6; Postmart: 147,5). Giá trị 1 giao dịch/sản phẩm khoảng 220.000 đ/giao dịch/sản phẩm

Số khóa đào tạo, tập huấn đã tổ chức: 568 khóa đào tạo. Số lượng người tham gia đào tạo, tập huấn (công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản là 8.412.839 lượt người (Vỏ sò: 4.354.205 người, Postmart: 4.058.634 người). Số lượng tin, bài đã đăng, phát trên báo chí tại địa phương về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử là 2.719 bài…

Về triển khai cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BCCI đảm nhận một số công việc theo Quyết định số 468/QĐ-TTg. Bộ TT&TT đã xây dựng tài liệu tham khảo triển khai việc giao doanh nghiệp bưu chính công ích gửi UBND các tỉnh/TP; Ban hành Kế hoạch hỗ trợ triển khai Quyết định số 468/QĐ-TTg của Bộ TT&TT; Xây dựng và gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung chi thuê doanh  nghiệp bưu chính công ích theo Quyêt định số 468/QĐ-TTg; Gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành và UBND tỉnh/TP về nội dung chi cho doanh nghiệp BCCI thực hiện các công đoạn tại bộ phận một cửa các cấp, đề xuất Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn nội dung chi; Tổ chức các hội nghị trực tuyến của Bộ TT&TT với Sở TT&TT về việc triển khai cơ chế chuyển giao doanh nghiệp bưu chính công ích theo QĐ số 468/QĐ-TTg…

Tại địa phương có 28 tỉnh/TP đã tổ chức khảo sát và xây dựng Đề án/Kế hoạch triển khai; 17 tỉnh/TP đã tổ chức khảo sát và đang xây dựng Đề án; 6 tỉnh/TP đang nghiên cứu cách thức triển khai; 9 tỉnh/TP đang xem xét; ngoài ra, có 03 tỉnh/TP đã khảo sát và không giao, gồm Quảng Bình, Khánh Hòa, Bình Phước.

Mỗi một địa chỉ giao hàng trở thành một địa chỉ bưu chính số

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong giai đoạn 2021-2022, đặc biệt là thời kỳ dịch bệnh COVID,  chương trình hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 của Bộ TT&TT (gọi tắt là Quyết định 1034) đã đạt được những thành công ấn tượng, đáng ghi nhận.

Các Sàn TMĐT Vỏ sò, Postmart, đơn vị chức năng của Bộ là Vụ Bưu chính và đặc biệt là sự tham gia của các Sở TT&TT đã giúp các hộ sản xuất nông nghiệp có thể kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là các nông sản địa phương ngay trên chiếc điện thoại của mình, qua đó, khẳng định chủ trương đúng đắn của Bộ TT&TT và lợi ích mang lại, đặc biệt là trong công tác truyền thông, đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển hết sức cạnh tranh, kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta cần có cách làm mới phù hợp.

Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các Sở Thông tin và Truyền thông, ý kiến trao đổi thảo luận tai hội nghị ngày hôm nay, Thứ trưởng chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong 06 tháng cuối năm như sau:

Bộ TT&TT sẽ xem xét, ban hành văn bản chỉ đạo, định hướng triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trong 06 tháng cuối năm 2023, trong đó tập trung vào chất lượng (thay vì chỉ tập trung phát triển số lượng như giai đoạn trước). Cụ thể là: các địa phương phối hợp với các sàn để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp giỏi, có khả năng và có tiềm năng lên sàn thương mại điện tử, từ đó ưu tiên hỗ trợ trước để tạo ra các kết quả tốt, từ đó tạo tác động lan tỏa.

Bộ sẽ chỉ đạo Sàn TMĐT Postmart thay đổi cách triển khai tại địa phương cho phù hợp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bưu điện tỉnh và sở TT&TT tại địa phương vì chỉ có Sở mới có thể là đầu mối phối hợp với các Sở ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương… để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ trước, đồng thời Sở và Bưu điện tỉnh mới có thể đánh giá chính xác, sát thực nhất hiệu quả triển khai tại địa phương.

Các Sở TT&TT chủ động nghiên cứu các giải pháp, cách thức hỗ trợ hộ nông nghiệp lên sàn TMĐT bảo đảm hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, bối cảnh địa phương, từ đó có thể chia sẻ cho các địa phương bạn.

Bên cạnh giải pháp đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT Postmart, các Sở TT&TT cần phát huy tính chủ động, sáng tạo để tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại địa phương và chia sẻ kinh nghiệm với Bộ TT&TT và các địa phương khác để nhân rộng.

Đối với nhiệm vụ phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số, Thứ trưởng giao Cục Chuyển đổi số quốc gia và Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số phối hợp triển khai, Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp, hỗ trợ VNPost hoàn thiện nền tảng địa chỉ số để khai thác, sử dụng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPost; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng có nhu cầu sử dụng nền tảng địa chỉ số của VNPost để nâng cao hiệu quả.

Sở TT&TT các tỉnh, thành phố và Vụ Bưu chính phối hợp nghiên cứu, ban hành quy định thống nhất về mã địa chỉ bưu chính (khái niệm, cấu trúc, định dạng chuẩn cho địa chỉ bưu chính, địa chỉ bưu chính số); Tổ chức phát triển và thúc đẩy sử dụng địa chỉ bưu chính số với mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030: “Mỗi vị trí trên cả nước đều có mã bưu chính quốc gia, mỗi người dân sử dụng dịch vụ đều có địa chỉ bưu chính, mỗi địa chỉ bưu chính đều được ghi nhận trong Cơ sở dữ liệu để hình thành CSDL địa chỉ bưu chính số”,

Ngoài ra, Sở TT&TT rà soát, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh để xây dựng Kế hoạch chuyển giao hoặc cụ thể hóa việc chuyển giao đã có trong Kế hoạch triển khai Quyết định 468 tại địa phương; Chủ động nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương đã ban hành quy định, hướng dẫn định mức chi để áp dụng ở địa phương mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của địa phương....

 

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
127 người đang online