04/03/2024 | lượt xem: 26 Khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024 Tối ngày 29/2, tại Khuôn viên Ban Quản lý khu di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến, thành phố Hưng Yên tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh… Các đại biểu dự lễ khai mạc Diễn văn khai mạc lễ hội của đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn nhấn mạnh: Phố Hiến xưa - thành phố Hưng Yên ngày nay, vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, có truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm, xây dựng non sông đất nước. Đây là nơi khởi nguồn của nhiều lễ hội văn hoá dân gian đặc sắc, mang đậm văn hoá truyền thống dân tộc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc, hưởng ứng năm du lịch Quốc gia 2024, lễ hội Văn hoá dân gian Phố Hiến là dịp để du khách và Nhân dân có cơ hội tìm hiểu những giá trị tinh thần, mang đậm nét lịch sử về cội nguồn của mảnh đất Phố Hiến, cùng thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đồng thời được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tự nhiên và kiến trúc, nghệ thuật mà lịch sử đã để lại cho mảnh đất Phố Hiến - thành phố Hưng Yên ngày nay. Tiết mục nghệ thuật tại lễ khai mạc Thành phố Hưng Yên đang bảo tồn, lưu giữ 200 di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật với nhiều phong cách kiến trúc độc đáo. Đồng thời duy trì tổ chức trên 40 lễ hội truyền thống dân gian hàng năm tại các di tích. Tại lễ khai mạc, các đại biểu và khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Phố Hiến - Tinh hoa hội tụ và phát triển", được các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn… Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 29/2 đến ngày 2/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức tại các di tích trên địa bàn thành phố như: Hội múa rồng, múa lân, rước kiệu, các hội thi cầu kiều trên cạn, kéo co, cờ tướng, cờ người, hội thi chuyền chanh, hát trên thuyền, múa rối nước, trưng bày cổ vật, trưng bày sinh vật cảnh, trưng bày ảnh nghệ thuật, liên hoan đàn và hát dân ca…
Thủ tục: Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh