Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tần số Vô tuyến điện

Đăng ngày 22 - 03 - 2021
100%

Sáng ngày 19/03/2021, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Tần số Vô tuyến điện. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã tới dự và phát biểu tại hội nghị.

 

2021319-u1.jpg

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại hội nghị

Luật Tần số Vô tuyến điện được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010 đánh một dấu mốc quan trọng về sự nỗ lực của ngành Thông tin và Truyền thông, ghi nhận lần đầu tiên Việt Nam có Luật chuyên ngành trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện. Sau hơn 10 năm thi hành Luật, bên cạnh những kết quả đã đạt được, một số vấn đề cần được xem xét điều chỉnh để ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

Tại hội nghị, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết: Luật Tần số Vô tuyến điện được xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và đặt trong hoàn cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Theo đó, các yêu cầu về minh bạch chính sách quản lý, cấp phép tần số vô tuyến điện, nhất là các tần số vô tuyến điện có giá trị thương mại cao được đặt ra; đồng thời các yêu cầu về xác định trách nhiệm phối hợp tần số quốc tế đối với doanh nghiệp viễn thông để bảo vệ chủ quyền Việt Nam và việc bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng tần số giữa quốc phòng, an ninh và dân sự cũng là những đòi hỏi cấp bách đặt ra khi xây dựng Luật Tần số Vô tuyến điện.

Bên cạnh đó, Luật Tần số Vô tuyến điện cũng đặt ra những mục tiêu, chính sách quan trọng như: Xác định rõ vị trí của cơ quan quản lý chuyên ngành, Thanh tra chuyên ngành tần số vô tuyến nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện và phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về việc minh bạch chính sách quản lý và thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành; Thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số; Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến; Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục, mở rộng các băng tần sử dụng chung không cần cấp phép nhưng vẫn đảm bảo mục đích hiệu quả, an toàn trong việc sử dụng phổ tần; Tăng cường bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; Tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện.

Đặc biệt, lần đầu tiên, yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện được quy định ở Luật. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai công tác quản lý, bảo đảm  an toàn bức xạ điện từ đối với sức khoẻ người dân.

Sau 10 năm triển khai Luật Tần số Vô tuyến điện, các văn bản quản lý đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu quản lý và phát triển của thông tin vô tuyến, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến sử dụng hiệu quả phổ tần số; Thủ tục cấp phép đã được đơn giản hóa triệt để, cấp phép điện tử đạt tỷ lệ cao trung bình mỗi năm đạt khoảng 70%. Hiệu quả của công tác quản lý tần số phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đã được tăng cường, trong đó phải kể đến vai trò của các cơ quan đầu mối quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Công tác bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia về tần số và quỹ đạo vệ tinh được thực hiện, với việc đăng ký thành công tần số và quỹ đạo để phóng vệ tinh Vinassat-2, Redsat-1, Micro dragaon cũng như việc đăng ký thành công hàng ngàn tần số, trong đó có tần số tại vùng biển Trường Sa. Công tác quản lý tương thích điện từ, chất lượng phát xạ vô tuyến điện đạt được thành quả ban đầu với hơn 120 quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến điện được ban hành và hàng chục nghìn trạm gốc thông tin di động đã được kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện.

                                                2021319-u2.jpg

 Toàn cảnh hội nghị 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, sự ra đời của Luật Tần số Vô tuyến điện, bao gồm các Thông tư, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nên hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.

Thứ trưởng cũng cho biết, trong 10 năm qua, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng Luật Tần số Vô tuyến điện đã phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả. Nhờ vậy, các chính sách và mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước đặt ra khi xây dựng Luật Tần số Vô tuyến điện cơ bản đã được thực hiện tốt, đồng thời, nâng cao được hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đặc biệt trong vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng.

Bên cạnh đó, chúng ta đã đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua việc xây dựng quy hoạch, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật đến việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật. Đồng thời thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường thông tin di động thông qua việc thi tuyển, đấu giá quyền sử dụng tần số, bảo đảm minh bạch trong cấp phép các băng tần quý hiếm, có giá trị cao.

Ngoài ra, Luật Tần số Vô tuyến điện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số, đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.

Thứ trưởng cũng cho rằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật Tần số Vô tuyến điện còn bộc lộ hạn chế cần được điều chỉnh, sửa đổi, cụ thể là: Làm rõ việc áp dụng các phương thức cấp phép trong các loại băng tần, tần số có giá trị thương mại cao theo hướng chỉ đấu giá các băng tần thông tin di động. Với các băng tần, kênh tần số khác có tính chất thương mại cao, sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Tất cả các đối tượng được cấp phép sử dụng tần số ngoài lệ phí sẽ phải nộp phí thương quyền.

Phải xử lý vấn đề bảo vệ cạnh tranh theo hướng đưa ra giới hạn phổ tần tối đa mà một doanh nghiệp có thể sở hữu, làm rõ chế tài đối với các hộ sử dụng tần số vô tuyến điện khi các hộ này không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình liên quan đến quy hoạch sử dụng tần số vô tuyến điện. Ngoài ra cần bổ sung các quy trình, thủ tục đầy đủ khi thu hồi giấy phép để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Có phương án bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng tần số vô tuyến điện khi tần số không phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn trong trường hợp nghiên cứu phát triển công nghệ mới hoặc nghiên cứu các thiết bị vô tuyến điện cho xuất khẩu; Quản lý chùm vệ tinh quỹ đạo thấp từ góc độ quản lý tần số như vấn đề cấp phép và xử lý tốt hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền trong cấp phép và sử dụng tần số vô tuyến điện.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Tần số Vô tuyến điện phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Bộ tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành Luật và bộ hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tần số Vô tuyến điện để sớm gửi cho Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định.

Theo dự kiến trong quý II/2021, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Tần số Vô tuyến điện. Qua đó, chúng ta sẽ có hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ hơn, cập nhật hơn để quản lý tốt hơn nữa, đảm bảo trong thời gian tới, Luật Tần số Vô tuyến điện và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật góp phần thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số, đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ thông tin vô tuyến; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện ở nước ta./.

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Đổi mới, sáng tạo sẽ là câu chuyện chính của xuất bản(25/03/2024 8:34 SA)

    Hội nghị triển khai công tác ngành In 2024(25/03/2024 8:31 SA)

    Phát động Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam" năm 2024(21/03/2024 8:32 SA)

    Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quý I năm 2024 (19/03/2024 2:20 CH)

    Báo chí là dòng thông tin chủ lực, quan trọng trên mặt trận thông tin(19/03/2024 7:01 SA)

    Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024(19/03/2024 6:55 SA)

    Báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản...(19/03/2024 6:53 SA)

    Tuyên truyền đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho...(19/03/2024 6:50 SA)

    Tuyên truyền Luật Lý lịch tư pháp QH12(19/03/2024 6:46 SA)

    Những điểm mới của hạ tầng viễn thông Việt Nam trong năm 2030(15/03/2024 6:42 SA)

    Viện Chiến lược phải cầm nhịp, phải là tổng chỉ huy các chiến lược của Bộ TT&TT(15/03/2024 6:40 SA)

    Đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn, 50.000 thuê bao lừa đảo mỗi tháng(15/03/2024 6:39 SA)

    Người đứng đầu DN phải phải thực hiện nghiêm công tác quản lý, ngăn chặn triệt để tình trạng Sim rác(15/03/2024 6:38 SA)

    Ban hành Thông tư quy định cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng TTĐT của cơ quan nhà nước(14/03/2024 6:48 SA)

    Đề xuất quy định về hoạt động bán buôn trong viễn thông(11/03/2024 6:44 SA)

    Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội gửi thư hưởng ứng cuộc thi viết thư quốc tế UPU(04/03/2024 6:47 SA)

    °
    111 người đang online