Ngày An toàn thông tin 2022: Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn

Đăng ngày 24 - 11 - 2022
100%

Sáng 24/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022”. Với chủ đề “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn”, các chuyên gia công nghệ thông tin khẳng định, an toàn thông tin là điều kiện tiên quyết để quá trình chuyển đổi số nhanh hơn và bền vững hơn.

 

20221124-ta7.jpg

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội thảo

Tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Hưng - Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) cho biết, trong năm 2022, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có 1 đã từng gặp tình trạng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ bị tấn công mạng. Đây là kết quả từ khảo sát 135 tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn thông tin do VNISA thực hiện.

Theo đó, có đến 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại. Có tới 87% tổ chức, doanh nghiệp lo ngại về yếu tố con người, 58% đơn vị lo ngại về yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về lỗ hổng quy trình. Đặc biệt, 68% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hàng năm.

Để thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh: "Vấn đề đảm bảo an toàn thông tin là điều kiện tiên quyết, không thể tách rời, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan, doanh nghiệp và đòi hỏi cộng đồng an toàn thông tin phải cùng chung tay đề ra các giải pháp thực hiện".

20221124-ta5.jpg

Chủ tịch Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là đưa các hoạt động của chúng ta lên môi trường số. Đồng nghĩa với việc cần phải bảo vệ hơn 3.000 hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, hoạt động trên không gian mạng của 100 triệu người dân, gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình, 14.000 cơ sở y tế, 44.000 trường học...

Vì vậy, bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm của tất cả bộ, ngành, địa phương theo nguyên tắc là "thực sao - ảo vậy" - nghĩa là cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng. 

Thống kê trung bình năm 2021, mỗi người dân Việt Nam dành khoảng 7 tiếng mỗi ngày để trực tuyến trên internet. Tuy nhiên, nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin của người dân còn hạn chế. Vì vậy, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân và người dân bị lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng thời gian qua là vấn đề nhức nhối. Theo thống kê, trong 2 năm 2019 và 2020, việc mua bán trái phép trên thị trường chợ đen lên tới gần 1.300 GB dữ liệu, chứa hàng tỷ thông tin về các cá nhân của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên cả nước.

SONR7121.JPG

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho VNISA

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định năm 2022 là năm bảo vệ người dân trên không gian mạng. Vì vậy, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Trong 10 tháng đầu năm, đã chặn 2.063 website vi phạm, trong đó có 1.255 website lừa đảo. Bảo vệ 3,8 triệu người dân (gần 6% người dùng internet) trước các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo lực tuyến quốc gia để các tổ chức, cá nhân có thể truy vấn, khai thác, đóng góp dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến kịp thời; cung cấp các công cụ tự kiểm tra và bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển các ý tưởng, giải pháp an toàn thông tin mạng sáng tạo xuất sắc, phục vụ lợi ích quốc gia và bảo vệ người dân trên không gian mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi Hiệp hội, các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng hãy chung tay cùng Bộ trong quá trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

"Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết sẽ luôn đồng hành cùng Hiệp hội và các doanh nghiệp trong tiến trình này," Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định. Thứ trưởng cũng hy vọng thông qua sự kiện này, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân sẽ có thêm nhận thức và hành trang để từ đó tự tin thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số nhanh hơn.

20221124-ta8.jpg

Lễ ký kết thành lập Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng

Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kỹ năng để bảo đảm giảm sự cố mất an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin, Hiệp hội An toàn thông tin đã thành lập Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng (Liên minh). Có 8 doanh nghiệp công nghệ Việt hàng đầu tham gia sáng lập Liên minh gồm: Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, BKAV, VNG, Tiktok và Cốc Cốc. 

20221124-ta10.jpg

Trao bằng khen cho các sinh viện đoạt giải cao trong cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2022

Bên lề các phiên Hội thảo chính còn có hoạt động Triển lãm An toàn thông tin, trao bằng khen cho sinh viên đoạt giải trong cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2022, các hội thảo chuyên đề về Xây dựng môi trường mạng an toàn cho tổ chức, doanh nghiệp; Bảo vệ dữ liệu – yếu tố quan trọng tạo dựng niềm tin cho quá trình chuyển đổi số; Thực tiễn và giải pháp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng./.

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khai mở tiềm năng hợp tác số giữa Việt Nam và New Zealand(14/08/2023 6:55 SA)

    Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh(25/07/2023 1:55 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số và Đề án 06(14/07/2023 2:05 CH)

    Hướng tới phát triển và quản trị Internet Việt Nam hiện đại, thông minh, an toàn(30/06/2023 7:46 SA)

    Kịp thời xử lý và thu giữ thiết bị gây nhiễu tín hiệu khóa thông minh(22/06/2023 7:47 SA)

    Hưng Yên: Chuyển đổi số phát triển trên 3 trụ cột(22/06/2023 8:31 SA)

    Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp(18/06/2023 8:11 SA)

    Đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trong quá trình thực hiện chuyển đổi số(15/06/2023 8:08 SA)

    Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát...(09/06/2023 1:59 CH)

    Tỉnh Hưng Yên xác định 3 trụ cột trong chương trình chuyển đổi số là phát triển chính quyền số...(09/06/2023 1:47 CH)

    5 thách thức trong chuyển đổi số doanh nghiệp(05/05/2023 8:26 SA)

    Sao Khuê 2023 vinh danh 182 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số(02/05/2023 1:49 CH)

    Một doanh nghiệp lớn là một doanh nghiệp có sứ mệnh quốc gia(27/04/2023 8:30 SA)

    Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam: Khai mở tiềm năng dữ liệu số(20/04/2023 8:27 SA)

    "Gặp khó khăn gì, tất cả chúng ta hãy tìm về Bộ TT&TT, coi đây là ngôi nhà, là chỗ dựa, nhất là...(12/04/2023 8:31 SA)

    Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững(07/04/2023 9:35 SA)

    °
    57 người đang online