Làm thế nào nhận diện các cuộc gọi giả mạo lừa đảo

Đăng ngày 07 - 06 - 2022
100%

Cục An toàn thông tin vừa khuyến nghị, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video kể về quá trình bị lừa đảo của một số youtuber hoặc các tình huống được xây dựng trên câu chuyện có thật.

 

 Cách nhận diện về các cuộc gọi lừa đảo.

 

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, thời gian vừa qua, cơ quan này thường xuyên nhận được phản ánh từ người dân về việc nhận được các cuộc gọi giả mạo.


Mặc dù đa số người dân đã biết đến hình thức lừa đảo qua các cuộc gọi giả mạo, kể cả những người có kiến thức về công nghệ cũng như cập nhật các tin tức xã hội thường xuyên cũng vẫn bị mắc bẫy. Nguyên nhân là do những thủ đoạn lừa đảo này quá tinh vi và chuyên nghiệp.


Các chuyên gia cũng cho biết thêm, trên thực tế, đã có rất nhiều người dân bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Để khiến người dùng “sập bẫy”, đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo này chủ yếu đánh lòng tham hay nỗi sợ hãi.


Điểm ra một số kịch bản phổ biến đang được nhiều đối tượng xấu sử dụng để lừa đảo người dân, Trung tâm NCSC thông tin, trong đó có kịch bản đối tượng xấu giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia...


Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình.


“Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng”, chuyên gia NCSC phân tích.


Một kịch bản phổ biến khác là đối tượng xấu giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa.
Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.


Bên cạnh đó, nhiều người dân còn gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện…


Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo này, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
 

 Những nguyên tác để phát hiện các trò lừa đảo trên mạng.
 Những nguyên tác để phát hiện các trò lừa đảo trên mạng.


Trước đó, vào đầu tháng 4, Trung tâm NCSC và Google đã hợp tác cho ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng. Trang web này cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời đưa ra những “nguyên tắc vàng” trong hành xử để giúp người dân tự ngăn chặn, bảo vệ mình.


Kể từ khi ra mắt, dự án “Dấu hiệu Lừa đảo” đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm, sự lan tỏa của dự án lần này đã tạo cảm hứng cho nhiều Nhà sáng tạo nội dung trên YouTube. Từ đó, nhiều YouTuber đã sản xuất ra các video có nội dung dựa trên các tình huống lừa đảo điển hình và có thật, được nhiều người dân cảnh báo về Trung tâm NCSC.


Cụ thể, đồng hành cùng Google và NCSC giúp người dân dễ dàng nhận biết chiêu trò lừa đảo, chiến dịch lần này đã có sự góp sức của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng. Các nhà sáng tạo nội dung YouTube như Anh Thám Tử, Hay Online, Thám tử Nhí, Bà Lão Thám Tử; hay các nhóm sáng tạo BabyKopo Home, Rikaki Gaming, Dalin Vlog, và nhóm Hài độc thoại Saigon Tếu đã sáng tạo ra các video và bài viết với chủ đề xoay quanh các tình huống lừa đảo thường xảy ra trong thực tế, song vẫn còn nhiều người dân chủ quan và cả tin dẫn tới việc bị mắc bẫy của kẻ lừa đảo.


Do đó, người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video do một số YouTuber thực hiện kể về quá trình bị lừa đảo hoặc các tình huống được xây dựng trên những câu chuyện có thật.


Đơn cử như YouTuber “Anh Thám Tử” đã tạo dựng những tình huống lừa đảo có thật thông qua việc ra mắt website Dauhieuluadao.com (Dấu hiệu lừa đảo), với mong muốn hỗ trợ người dùng có thêm kiến thức, kỹ năng phòng tránh trước những cuộc tấn công lừa đảo.

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khai mở tiềm năng hợp tác số giữa Việt Nam và New Zealand(14/08/2023 6:55 SA)

    Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh(25/07/2023 1:55 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số và Đề án 06(14/07/2023 2:05 CH)

    Hướng tới phát triển và quản trị Internet Việt Nam hiện đại, thông minh, an toàn(30/06/2023 7:46 SA)

    Kịp thời xử lý và thu giữ thiết bị gây nhiễu tín hiệu khóa thông minh(22/06/2023 7:47 SA)

    Hưng Yên: Chuyển đổi số phát triển trên 3 trụ cột(22/06/2023 8:31 SA)

    Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp(18/06/2023 8:11 SA)

    Đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trong quá trình thực hiện chuyển đổi số(15/06/2023 8:08 SA)

    Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát...(09/06/2023 1:59 CH)

    Tỉnh Hưng Yên xác định 3 trụ cột trong chương trình chuyển đổi số là phát triển chính quyền số...(09/06/2023 1:47 CH)

    5 thách thức trong chuyển đổi số doanh nghiệp(05/05/2023 8:26 SA)

    Sao Khuê 2023 vinh danh 182 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số(02/05/2023 1:49 CH)

    Một doanh nghiệp lớn là một doanh nghiệp có sứ mệnh quốc gia(27/04/2023 8:30 SA)

    Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam: Khai mở tiềm năng dữ liệu số(20/04/2023 8:27 SA)

    "Gặp khó khăn gì, tất cả chúng ta hãy tìm về Bộ TT&TT, coi đây là ngôi nhà, là chỗ dựa, nhất là...(12/04/2023 8:31 SA)

    Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững(07/04/2023 9:35 SA)

    °
    74 người đang online