Việt Nam phải tự lực, tự cường về công nghệ số

Đăng ngày 19 - 09 - 2022
100%

Trong buổi tiếp ngài O.H. Kwon, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Qualcomm và đoàn công tác chiều ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, quan điểm phát triển công nghiệp công nghệ số của Việt Nam là tự lực, tự cường, là Make in Viet Nam.

 

20220830-m01.jpg

Quang cảnh buổi tiếp

Thứ trưởng chia sẻ, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ Make in Viet Nam, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghệ, làm chủ công nghệ và phát triển sản phẩm, không chỉ cho thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Việt Nam đang dần trở thành trung tâm cho thiết kế vi mạch của thế giới với các lợi thế về nhân lực chất lượng và chi phí hợp lý. Hiện Việt Nam có hơn 20 công ty sản xuất vi mạch điện tử, về nhân lực có khoảng 5.000 kỹ sư; Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện để Qualcomm đặt các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm vi mạch tại Việt Nam, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thứ trưởng cũng đề nghị Qualcomm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam; đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, thông qua hợp tác với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu; đẩy mạnh hợp tác các đối tác có tiềm năng sử dụng chip Qualcomm tại Việt Nam như: VNPT, Viettel,... trong lĩnh vực viễn thông, hoặc BKAV, Xelex trong lĩnh vực máy tính bảng, máy tích xách tay, camera... để phát triển các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam cung cấp cho thị trường Việt Nam và cùng các đối tác của Việt Nam đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra khu vực và thế giới thông qua chuỗi cung ứng và mạng lưới khách hàng của Qualcomm.

Trao đổi tại buổi tiếp, ngài O.H. Kwon cho biết, Qualcomm những năm qua đã hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác tại Việt Nam trên các lĩnh vực thế mạnh của tập đoàn. Trong thời gian tới, Qualcomm sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ TT&TT trong chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; chia sẻ kinh nghiệm thiết kế sản xuất vi mạch điện tử; tư vấn xây dựng các văn bản luật liên quan đến công nghệp công nghệ số;…

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Khai mở tiềm năng hợp tác số giữa Việt Nam và New Zealand(14/08/2023 6:55 SA)

    Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án chuyển đổi số tỉnh(25/07/2023 1:55 CH)

    Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số và Đề án 06(14/07/2023 2:05 CH)

    Hướng tới phát triển và quản trị Internet Việt Nam hiện đại, thông minh, an toàn(30/06/2023 7:46 SA)

    Kịp thời xử lý và thu giữ thiết bị gây nhiễu tín hiệu khóa thông minh(22/06/2023 7:47 SA)

    Hưng Yên: Chuyển đổi số phát triển trên 3 trụ cột(22/06/2023 8:31 SA)

    Chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp(18/06/2023 8:11 SA)

    Đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin trong quá trình thực hiện chuyển đổi số(15/06/2023 8:08 SA)

    Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát...(09/06/2023 1:59 CH)

    Tỉnh Hưng Yên xác định 3 trụ cột trong chương trình chuyển đổi số là phát triển chính quyền số...(09/06/2023 1:47 CH)

    5 thách thức trong chuyển đổi số doanh nghiệp(05/05/2023 8:26 SA)

    Sao Khuê 2023 vinh danh 182 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số(02/05/2023 1:49 CH)

    Một doanh nghiệp lớn là một doanh nghiệp có sứ mệnh quốc gia(27/04/2023 8:30 SA)

    Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam: Khai mở tiềm năng dữ liệu số(20/04/2023 8:27 SA)

    "Gặp khó khăn gì, tất cả chúng ta hãy tìm về Bộ TT&TT, coi đây là ngôi nhà, là chỗ dựa, nhất là...(12/04/2023 8:31 SA)

    Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững(07/04/2023 9:35 SA)

    °
    116 người đang online